Kỹ Thuật Phân bón cho lúa

Ngày đăng: 13/04/2017

KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA NGẮN NGÀY 95-100 ngày I/ CHUẨN BỊ GIỐNG : * Giống lúa được tuyển chọn có năng suất và chất lượng tốt cần đảm bảo. - Có tiềm năng năng suất cao. - Ít nhiễm sâu bệnh. - Thích hợp với đặc điểm đất đai từng địa phương, từng mùa vụ cụ thể. - Phẩm chất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phù hợp với thị hiếu tại địa phương * Hạt giống cần đảm bảo: - Độ thuần cao, không lẫn giống khác - Không có dấu vết sâu bệnh. - Không lẫn hạt cỏ, tạp chất. - Hạt chắc, no đều, có màu vàng sáng, tỷ lệ nảy mầm trên 90%.

KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA NGẮN NGÀY 95-100 ngày

 

I/ CHUẨN BỊ GIỐNG :

* Giống lúa được tuyển chọn có năng suất và chất lượng tốt cần đảm bảo.

- Có tiềm năng năng suất cao.

- Ít nhiễm sâu bệnh.

- Thích hợp với đặc điểm đất đai từng địa phương, từng mùa vụ cụ thể.

- Phẩm chất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phù hợp với thị hiếu tại địa phương

* Hạt giống cần đảm bảo:

- Độ thuần cao, không lẫn giống khác

- Không có dấu vết sâu bệnh.

- Không lẫn hạt cỏ, tạp chất.

- Hạt chắc, no đều, có màu vàng sáng, tỷ lệ nảy mầm trên 90%.

* Lượng sạ cho 01 hecta (ha): 120 – 140 kg đối với sạ hàng, 160 – 180kg đối với sạ lan .Tùy theo đặc điểm từng vùng và mùa vụ cụ thể mà chọn giống thích hợp.

* Một số giống triển vọng: ML 48, TH 6, ML 202, OM 1723-62, OM 66707, OM 1706, OM 1633, AS 996, OMCS 2000, OMCS 96, VND 98-1, VND 404, IR 56279, IR 59606, IR 62032…

 

ĐẶC TÍNH MỘT SỐ GIỐNG TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU

Tên giống

Nguồn gốc

TGST

(ngày)

Năng suất

(Tấn/ha)

Sâu bệnh hại

Dạng hạt

Rầy nâu

Đạo ôn

ST3

IR64

VND95-20

OM1490

OM2031

Sóc Trăng

IRRI

Viện KHNNMN

Viện Lúa ĐBSCL

Viện Lúa ĐBSCL

105-115

100-105

95-100

85-90

95-100

5-7

5-8

6-9

6-8

6-8

Hơi nhiễm

Kháng TB

Kháng TB

Kháng TB

Kháng TB

Kháng

Kháng TB

Kháng TB

Kháng TB

Kháng

Dài, không bạc bụng

Dài, ít bạc

Bầu dài, không bạc bụng

Dài nhỏ, không bạc bụng

Dài, không bạc bụng

 

II/ CHUẨN BỊ ĐẤT :

Làm đất chuẩn bị ruộng sạ, đặc biệt sạ hàng rất quan trọng, cần đảm bảo:

- Ruộng phải cày bừa hoặc trục kỹ, san thật bằng phẳng để điều tiết nước thuận lợi, thật sạch cỏ, giúp cây lúa mọc đều, hạn chế công dặm và lượng giống.

- Cày ải phơi đất (sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân) để khống chế xì phèn, diệt cỏ dại, mầm sâu bệnh, tạo điều kiện khoáng hóa tốt để tăng cường dưỡng chất cung cấp cho cây phát triển thuận lợi ngay đầu vụ và giảm nhẹ lượng phân hóa học.

- Xẻ rãnh tích phèn sâu 15-20cm, rộng 20-30cm, 3-5m/rãnh. Nếu đất phèn nhiều, yêu cầu cày cạn 5-10cm, xới đất vừa phải.

- Đánh rãnh xẻ mương không đọng nước trước khi gieo. Trước khi gieo 1 ngày cần bón lót và bừa lần cuối để chôn vùi phân trong đất.

III/ PHƯƠNG PHÁP NGÂM Ủ - SẠ GIỐNG - SẠ DẶM:

- Trước khi sạ phơi 1-2 nắng nhẹ (8-12giờ) phơi xong đem hong nơi râm mát để nhiệt độ trở lại bình thường trước khi ngâm.

- Ngâm 24 giờ ở những nơi tương đối sạch  và đủ nước, ủ từ 24-36giờ đối với sạ lan; 18-20 giờ đối với sạ hàng (hạt vừa nứt nanh, có nhú trắng)

- Sau khi ủ 12 giờ, xem chừng độ nóng - lạnh của giống để kịp thời xử lý.

- Nếu ruộng có nhiều bầu trũng cần ngâm tiếp 1 lượng giống để sạ dặm khoảng 10kg/ha (khoảng 03 ngày sau gieo)

- Lượng giống còn dư đem về trãi mỏng ra và hong khô trong mát (khoảng 20 giờ) sau đó tiếp tục ngâm 4 giờ, tức sáng ngày hôm sau mang giống ra sạ dặm tiếp nơi sâu trũng lúa bị chết.

Nên gieo thưa bằng công cụ sạ hàng để tiết kiệm giống giúp cây lúa khỏe mạnh cứng cây, hạn chế sâu bệnh và tránh lốp ngã cuối vụ (xem phụ lục1), .

- Nếu cấy dặm thì thực hiện sớm, không để mạ quá già sẽ bất lợi, ruộng lâu kín hàng, phát sinh chồi vô hiệu, nên cấy dặm  lúc14 – 18 ngày tuổi là tốt nhất.

IV/ THỜI VỤ:

Tùy thuộc vào đặc thù của từng vùng sản xuất và diễn biến thời tiết hàng năm  điều kiện cụ thể của từng địa phương mà lên lịch gieo trồng thích hợp.

* Hướng chung:

+ Vụ hè thu: nên gieo sạ sớm, đồng loạt, lịch gieo từ tháng 4 đến tháng 5. Đối với vùng nước nhĩ và chủ động nước (3 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa  + 1 vụ màu) nên kết thúc gieo trồng trung tuần tháng 5.

+ Vụ mùa: Lịch gieo trồng kết thúc cuối tháng 8 đầu tháng 9, nếu ruộng làm vụ đông xuân thì lịch gieo trồng kết thúc trung tuần tháng 8.

+ Vụ đông xuân: Tập trung kết thúc vụ gieo trồng từ cuối tháng 11 đến  tháng 12, chậm nhất đầu tháng giêng năm sau. Nên sử dụng giống cực ngắn  75-85 ngày để tránh hạn cuối vụ.

Cần nắm thêm thông tin lịch thời vụ từng năm do Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện khuyến cáo.

V/ BÓN PHÂN:

Tùy thuộc vào đặc điểm từng loại đất, mùa vụ và từng loại giống khác nhau mà thay đổi lượng phân bón cho phù hợp.

- Kỹ thuật bón phân có thể dựa vào bảng so màu lá lúa (xem phụ lục 2) hoặc dựa vào    :  (tính cho 01ha)

*Lượng phân bón :

+ Phân chuồng : 2-4 tấn phân chuồng hoặc 1.5-3 tấn phân Hữu Cơ Vi Sinh Bình Việt 

+ Công thức phân bón  NPK 20-15-6+Bo+TE Bình Việt và  NPK 20-9-23+Bo+TE Bình Việt

* Cách bón:

Đối với đất phù sa chia làm 3 lần:

    -  Lót: Toàn bộ phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh và super lân

- Thúc 1: 7 – 10 ngày sau gieo (NSG), NPK 20-15-6+Bo+TE: 180 – 200 kg/ha

- Thúc 2: 18 – 20 NSG, NPK 20-15-6+Bo+TE: 180 – 200 kg/ha/

- Thúc 3: 40 – 45 NSG, NPK 20-9-23+Bo+TE: 180 – 200kg/ha/vụ

Đối với đất cát hay cát pha, đất xám:

    -  Lót:      Toàn bộ phân chuồng hoặc Hữu Cơ Vi Sinh + super lân

- Thúc 1: 7 – 10 NSG, NPK 20-15-6+Bo+TE: 180 – 200 kg/ha

- Thúc 2: 18 – 20 NSG, NPK 20-15-6+Bo+TE: 220 – 250 kg/ha.

- Thúc 3: 40 – 45 NSG, NPK 20-9-23+Bo+TE: 200-220kg/ha/vụ

VI/ QUẢN LÝ NƯỚC:

Ruộng phải có mặt bằng tốt và chủ động nước để thực hiện quy trình quản lý nước như sau:

- Sau khi gieo cần chắt nước thật khô.

- Khi sử dụng thuốc cỏ phải đảm bảo độ ẩm đất và mực nước theo yêu cầu của từng loại thuốc. Sau khi phun xịt thuốc cỏ từ 1 – 2 ngày phải đưa nước vào ruộng, lúa mới phát huy tác dụng tốt, mực nước từ 2 – 3 cm.

-  Đủ nước cho bón phân  đợt 1 thật sớm (8 – 10 NSG)

- Từ 10 đến 18 ngày sau gieo  giữ nước trong ruộng lúa và bơm thêm nước cao dần theo chiều cao cây lúa.

- Từ 18 – 20 ngày sau gieo bơm thêm nước, bón phân đợt 2 (không chờ cấy dặm xong, chổ nào chưa xong thì chừa phân bón sau) giữ nước nước 5 – 10cm.

- Sau khi lúa đẻ kín hàng (30 – 35  NSG) thì cắt cho khan nước (khô ruộng) nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, xả độc hữu cơ, giúp rễ ăn sâu, cây phát triển tốt, ít sâu bệnh.

- Khi có 2/3 ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh (40 – 45 NSG) thì lập tức đưa nước vào bón phân đón đòng. Giữ mức nước từ 10 – 15 cm cho đến chín sáp. Nước sẽ khống chế chồi vô hiệu.

- Tháo khô nước trước lúc thu hoạch 5 – 7 ngày đối với ruộng cao, 10 –15 ngày đối với ruộng  trũng để thúc đẩy qúa trình chín.