Giá phân bón

Ngày đăng: 11/04/2017

Tổng mức đầu tư của Đạm Cà Mau là 710 triệu USD - cao gần gấp đôi Đạm Phú Mỹ dù có cùng công suất.

Gần đây, Tổng giám đốc Đạm Cà Mau Bùi Minh Tiến cho biết công ty sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào quý IV, đồng thời chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần trong năm 2014.

 

Việc IPO Đạm Cà Mau là một trong những nội dung thuộc đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, đến 2015, PVN sẽ thực hiện cổ phần hóa Đạm Cà Mau, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn và Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS). Sau năm 2015 sẽ cổ phần hóa tiếp PV Oil và PV Power.

Đạm Cà Mau là một phần của cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau với tổng mức đầu tư là 710 triệu USD, gần gấp đôi mức đầu tư 370 triệu USD của Đạm Phú Mỹ dù có cùng công suất thiết kế là 800.000 tấn phân ure/năm.

Đạm Phú Mỹ (DPM) từ lâu đã được biết đến là một bluechip hấp dẫn nhà đầu tư bởi vị thế đầu ngành, lợi nhuận lớn, cổ tức cao. Tuy nhiên, việc Đạm Cà Mau IPO vào thời điểm hiện nay sẽ không hề dễ dàng.

>> Từ nay tới 2015 PVN sẽ cổ phần hóa những ‘hàng hot’ nào?

Thị trường ure bão hòa

Theo số liệu do công ty chứng khoán HSC cung cấp, nhu cầu trong nước đối với ure đã đạt giới hạn tối đa là 2,2 triệu tấn mỗi năm do diện tích canh tác cũng như mức độ sử dụng phân bón trên mỗi ha đất canh tác cũng đã đạt tối đa.

Trong khi đó, nguồn cung trong nước hiện tại ước tính lên tới 2,36 triệu tấn và sẽ tăng lên 2,66 triệu tấn (tăng 12,7%) sau khi dự án nhà máy phân đạm Hà Bắc (thuộc Vinachem) hoàn thành mở rộng vào cuối năm 2014. Đạm Ninh Bình – nhà máy thuộc Vinachem – với công suất 560.000 tấn/năm cũng mới đi vào hoạt động từ năm 2012.

Đồng thời, thị trường ure thế giới cũng trong tình trạng dư cung do các nhà máy sản xuất mới tận dụng khí tự nhiên chi phí thấp đi vào hoạt động tại Trung Đông và châu Phi. Theo đó, giá ure trong dài hạn sẽ có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón trong vài năm tới.

Mức giá nào cho Đạm Cà Mau?

Cho đến nay, chưa có bất kỳ thông tin định giá nào về Đạm Cà Mau, tuy nhiên HSC nhận định rằng định giá của Đạm Cà Mau sẽ không thấp hơn chi phí đầu tư, tức xoay quanh mức 710 triệu USD. Hiện công ty có vốn điều lệ 4.120 tỷ đồng, tương đương 200 triệu USD.

Theo đó vốn hóa của thì vốn hóa của Đạm Cà Mau sẽ cao hơn 35% so với Đạm Phú Mỹ, hiện đạt 530 triệu USD ~ 11.300 tỷ đồng. Nếu Đạm Cà Mau được định giá cao hơn Đạm Phú Mỹ chắn chắn sẽ khiến cổ phiếu này trở nên kém hấp dẫn.

Trong khi đó, về hoạt động kinh doanh, Đạm Cà Mau không có điểm nào nổi trội hơn Đạm Phú Mỹ:

+ Công nghệ sản xuất giống nhau, công suất bằng nhau, giá khí đầu vào bằng nhau

+ Đầu ra của Đạm Phú Mỹ thuận lợi hơn do đã hiện diện lâu năm trên thị trường, hệ thống phân phối lớn. Sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ của Đạm Phú Mỹ vẫn cao hơn so với Đạm Cà Mau.

+ Mức đầu tư của Đạm Cà Mau lớn gần gấp đôi Đạm Phú Mỹ nên thời gian khấu hao lâu hơn. Công ty mới hoạt động từ năm 2012 nên sẽ phải mất nhiều năm nữa để khấu hao trong khi Đạm Phú Mỹ đã khấu hao hết (Đạm Phú Mỹ hoạt động từ tháng 1/2004).

+ Đạm Cà Mau sẽ phải tính toán trả nợ khoản vay 400 triệu USD khi xây dựng nhà máy trong khi Đạm Phú Mỹ hầu như không vay nợ và có gần 200 triệu USD tiền mặt gửi ngân hàng.

Dù chưa có báo cáo tài chính chi tiết nhưng những yếu tố trên cho thấy tình hình tài chính của Đạm Phú Mỹ tốt hơn Đạm Cà Mau rất nhiều.

 

Doanh thu và lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ đang trong chiều hướng đi xuống

 

 

Mặc dù vẫn ở mức cao nhưng lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ đang suy giảm nhanh chóng một phần vì giá bán ure giảm do nguồn cung tăng, một phần vì PVN quyết định tăng giá khí đầu vào – nguyên liệu chính để sản xuất phân ure. Việc lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 của Đạm Phú Mỹ giảm tới 60% so với cùng kỳ thì việc Đạm Cà Mau có lợi nhuận không vẫn là một ẩn số.

Vì triển vọng kinh doanh không tốt mà cổ phiếu Đạm Phú Mỹ đã giảm 25% so với đầu năm, xuống còn 30.000 đồng/cp.

Với khó khăn chung của ngành phân bón như hiện nay, doanh thu và lợi nhuận của Đạm Cà Mau sẽ không thể tăng trưởng cho đến khi thị trường trong nước ổn định trở lại hoặc cho đến khi công ty tìm được thị trường mới cho sản phẩm của mình.

HSC tin tưởng rằng việc định giá Đạm Cà Mau cao hơn so với Đạm Phú Mỹ là không hề dễ. Do vậy, có khả năng thời gian IPO đề cập trên đây có lẽ sẽ phải lùi thêm hoặc quy mô đợt IPO sẽ không lớn nếu như nhu cầu tham gia IPO cổ phần Đạm Cà Mau thấp.

Rất nhiều đợt IPO trong nửa đầu năm nay chỉ bán được chưa đến 10% lượng cổ phần chào bán. Điều này dẫn đến hệ quả là sau cổ phần hóa, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước vẫn trên 90%